Tại sao phải xử lý khí thải bằng công nghệ lọc sinh học
Khí thải đã và đang là vấn đề được toàn cầu quan tâm nhất trong những năm trở lại đây bởi sự ô nhiễm của nó đã gây ra nhiều ảnh hưởng đến tầng khí quyển của trái đất tạo nên hiệu ứng nhà kính bằng chứng là những trận thiên tai ngày càng khốc liệt khí hậu trái đất ngày càng nóng lên.
Hệ thống thiết bị xử lý khí thải bằng công nghệ sinh học
Những tác hại trên đó là do hành động của con người nào là đốt rừng, các công ty xí nghiệp với những ống khói đen ngùn ngụt thải lên bầu khí quyển. Vì vậy việc xử lý khí thải là 1 trong những hành động cần phải thực hiện ngay từ bây giờ
Công ty Môi trường Hùng Thái đã áp dụng thành công việc xử lý khí thải bằng công nghệ lọc sinh học với chi phí thấp nhất tiết kiệm thời gian tối đa cho doanh nghiệp.
Bạn đã hiểu xử lý khí thải bằng công nghệ lọc sinh học như thế nào
Phương pháp lọc sinh học là một biện pháp xử lý ô nhiễm tương đôi mới. Đây là một phương pháp hấp dẫn để xử lý các chất khí có mùi hôi và các hợp chất hữu cơ bay hơi có nồng độ thấp.
Hệ thống xử lý khí thải bằng phương pháp lọc sinh học cung cấp môi trường cho vi sinh vật phát triển và phân hủy các chất khí có mùi hôi và các chất hữu cơ gây bệnh trong khí thải. Hệ thống lọc bao gồm một buồng kín chứa các vi sinh vật và hấp thụ hơi nước, giữ chúng lại trong nguyên liệu lọc. Nguyên liệu lọc được thiết kế sao cho khả năng hấp thụ nước lớn, độ bền cao, ít làm suy giảm áp lực luồng khí đi ngang qua nó.
Nguyên liệu chính của quá trình xử lý khí thải bằng phương pháp lọc sinh học
Lớp nguyên liệu lọc ẩm tạo nên điều kiện lý học và hóa học thuận lợi cho việc chuyển đổi các chất ô nhiễm từ pha khí sang pha lỏng và quá trình phân hủy sinh học các chất ô nhiễm này bởi màng sinh học. Nguyên liệu lọc điển hình là hỗn của các chất nền ủ phân compost, đất, cây thạch nam (heather), plastic và các phụ phẩm gỗ. Các nguyên liệu lọc thường có tuổi thọ từ 5-7 năm trước khi phải thay mới.
• Một số lưu ý bạn cần quan tâm khi xử lý khí thải bằng phương pháp lọc sinh học như:
• Diện tích
• Thành phần hóa học và hàm lượng của chất ô nhiễm trong khí thải
• Thời gian lưu trú
• Độ ẩm
• Kiểm soát pH
• Vật liệu lọc
• Giảm áp
• Bảo trì
Ưu và nhược điểm của việc xử lý khí thải bằng công nghệ sinh học (phương pháp lọc sinh học)
Ưu điểm:
• Giá thành thấp, giá vận hành thấp, ít sử dụng hóa chất.
• Thiết kế linh động, dễ áp dụng cho mọi loại hình công ty xí nghiệp.
• Linh động trong việc xử lý mùi hôi, các hợp chất hữu cơ bay hơi và các chất độc.
• Hiệu suất xử lý cao
• Hệ thống lọc sinh học linh động trong việc xử lý mùi hôi, các hợp chất hữu cơ bay hơi và các chất độc. Hiệu suất xử lý thường lớn hơn 90% đối với các khí thải có nồng độ các chất ô nhiễm < 1000 ppm.
• Nhiều loại nguyên liệu lọc, vi sinh vật và điều kiện vận hành khác nhau có thể áp dụng để đáp ứng nhu cầu xử lý.
Nhược điểm:
• Không phân hủy được các hợp chất hữu cơ bay hơi có chứa chlor.
• Hệ thống lọc sinh học không thể xử lý được các chất ô nhiễm có khả năng hấp phụ thấp và tốc độ phân hủy sinh học chậm ví dụ như các hợp chất hữu cơ bay hơi có chứa chlor.
• Các nguồn ô nhiễm có nồng độ hóa chất cao cần các hệ thống lớn và diện tích lắp đặt lớn.
• Nguồn gây ô nhiễm mức độ cao sẽ gây ảnh hưởng đến vi sinh vật.
• Thời gian để vi sinh vật thích nghi với môi trường có thể kéo dài đến hàng tháng