Vì sao phải xử lý nước thải nhà máy giấy
Công nghệ sản xuất giấy – bột giấy ra đời vừa áp ứng được nhu cầu trong nước vừa giải quyết việc làm cho một bộ phận đáng kể nhân dân. GIấy đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của con người để phục vụ nhiều mục đích khác nhau như: giấy viết, giấy in, …. Bột giấy sản xuất từ các nguyên liệu chủ yếu là gỗ, tre, nứa, giấy tái sinh,….
Tuy nhiên nếu lượng nước thải do ngành công nghiệp này thải ra mà không qua xử lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường nước.
Độc tính của dòng nước thải từ các nhà máy sản xuất bột giấy và do sự hiện diện một số hợp chất phức tạp chiết ra từ trong thân cây bao gồm: nhựa cây, các axit béo,ligin,….
và một số sản phẩm phân hủy của ligin đã bị clo hóa có trọng lượng phân tử thấp. khi xả trực tiếp nguồn nước thải này ra kênh, rạch sẽ hình thành từng mảnh giấy nổi lên trên mặt nước, làm cho nước có độ màu khá cao và hàm lượng DO trong nước hầu như bằng không.
Điều này không những ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của sinh vật nước mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người trong khu vực lân cận. Vì vậy việc xử lý nước thải nhà máy giấy là việc vô cùng cần thiết, không được xem nhẹ.
Quy trình xử lý nước thải nhà máy giấy
Mô hình xử lý nước thải nhà máy giấy thường dùng
Công nghệ nào là phù hợp để xử lý nước thải nhà máy giấy – bột giấy? Bạn hãy đọc bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé!.
Tính chất nước thải của quá trình sản xuất giấy:
Sản xuất giấy – bột giấy là quá trình sử dụng nhiều năng lượng và nước. Nước được dùng trong công đoạn rửa nguyên liệu,nấu, tẩy, xeo giấy.
Hầu như tất cả lượng nước đưa vào sử dụng cuối cùng đều trở thành nước thải và mang theo các tạp chất, hóa chất bột giấy, các chất ô nhiễm dạng hữu cơ và vô cơ. Dịch đen có nồng độ chất khô khoảng 25-35%, tỉ lệ giữa chất hữu cơ và vô cơ vào khoảng 70:30.
Thành phần hữu cơ ligin hòa tan vào dịch kiềm, sản phẩm phân hủy hydratcacbon, axit hữu cơ.Thành phần vô cơ gồn những chất nấu, một phần nhỏ là NaOH, Na2S tự do, Na2SO4 còn phần nhiều là kiềm natrisunphat liên kết với các chất hữu cơ trong kiềm. Khi tẩy bằng các hợp chất clo,các thông số ô nhiễm đặc trưng: BOD vào khoảng 15-17 kg/tấn bột giấy, COD khoảng 60 – 90 kg/tấn bột giấy, đặc biệt các hợp chất clo hữu co khoảng 4-10 kg/tấn bột giấy.
Công đoạn xeo giất chủ yếu chứa xơ sợi mịn, bột giấy dạng lơ lửng và các chất phụ gia như nhựa thông, phẩm màu, cao lanh.
Thiết kế thi công bảo trì hệ thống xử lý nước thải nhà máy giấy là công việc hết sức khó khăn và tốn kém, đòi hỏi vốn đầu tư và chi phí vận hành cao. Đây là vấn đề bức xúc với các doanh nghiệp sản xuất ở nước ta do không đủ kinh phí để đầu tư trang thiết bị xử lý chất thải cũng như đổi mới công nghệ để giảm thiểu ô nhiễm và chi phí để vận hành các hệ thống xử lý nước thải nhà máy giấy một cách triệt để.
Hình ảnh công trình xử lý nước thải nhà máy giấy