Tại sao phải xử lý nước thải phòng thí nghiệm?
Với tính chất là 1 phòng thì nghiệm thì lượng nước thải trong quá trình sử dụng các phương pháp thí nghiệm với các thành phần nguy hiểm nếu không xử lý mà thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến hệ sinh thái và con người xung quanh.
Một số chỉ tiêu có trong nước thải phòng thí nghiệm như: Temperatuare, color, pH, BOD5(200C), COD, Total Suspended Solid, Arsenic, Mercury, Lead, Cadimi, Crom (VI), Crom (III), Copper, Zinc, Niken, Mangan, Iron, Total Cyanide, Total Phenol, Mineral oil anh fat, Sulfide, Fluoride, Ammonia NH3 (Calculation based Nitrogen), Total Nitrogen, Total phosphorus, Chlorine, Residual Chlorine, Total organic chlorine, Total organic phosphorus, Total PCB, Gross α activity, Gross β activity, Coli form, Odor, Tin, Animal & vegetabale fat and oil.
Với số lượng các phòng thí nghiệm nhiều như hiện nay việc xử lý nước thải phòng thí nghiệm là nhiệm vụ cấp thiết nhất của bạn. Thời gian gần đây có khá nhiều đơn vị gọi điện đến công ty tư vấn môi trường Hùng Thái để nhờ tư vấn
- Cải tạo hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm
- Thiết kế hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm
- Nâng cấp hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm
- Bảo trì hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm
Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm
Thuyết minh sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm
Nước thải đầu vào với lưu lượng cực đại được dẫn qua hệ thống thu gom về hố thu gom.Với thể tích bể thu gom khá lớn nên hố thu được sử dụng thành bể điều hòa với chức năng điều hòa lưu lượng nước thải để giúp ổn định cho quá trình xử lý tiếp theo.
Tại bể điều hòa do lượng cặn trong nguồn nước thải lớn nên cần lắp đặt 1 máy khuấy để khuấy trộn để tránh lắng đọng cặn lắng tại bể điều hòa. Tại bể điều hòa lắp đặt 2 bơm chìm để bơm nước thải từ bể điều hòa lên bể keo tụ tạo bông, hai bơm điều hòa hoạt động luân phiên.
Do tính chất của nguồn nước thải chỉ có thành phần SS cao 5000 mg/lít nên hóa chất PAC được sử dụng làm hóa chất keo tụ để đảm bảo tăng hiệu quả keo tụ và giảm được chi phí hóa chất.
PAC được pha trong bồn với số lượng phù hợp được khuấy trộn bằng máy khuấy tốc độ cao. PAC được bơm định lượng bơm lên bể keo tụ và được moto khuấy nhanh trong bể kep tụ. Các chất rắn lơ lửng trong dòng thải được hòa trộn với hóa chất keo tụ.
Lượng chất rắn lơ lửng trong dòng thải dưới tác dụng của hóa chất keo tụ, hóa chất keo tụ sẽ phân ly thành các hạt keo, các hạt keo này có kích thước lớn sẽ kết hợp với thành phần chất rắn lơ lửng trong dòng thải để tạo thành các bông cặn.
Các bông cặn sau khi keo tụ tạo thành các bông cặn nhưng kích thước các bông cặn vẫn còn nhỏ, lắng chậm. Nước thải sau khi qua bể keo tụ được dẫn qua bể tạo bông, tại bể tạo bông hóa chất trợ keo tụ polimer được bổ sung có tác dụng liên kết các bông cặn nhỏ lại tạo thành các công cặn có kích thước lớn hơn đồ thời tăng hiệu quả lắng.
Sau quá trình keo tụ tạo bông thì toàn bộ thành phần ô nhiễm trong dòng nước thải được keo tụ tạo thành các bông căn. Quá trình tách các bông cặn ra khỏi dòng nước thải được tiến hành trong bể lắng hóa lý.
Bể lắng hóa lý được thiết kế là bể lắng đứng để đảm bảo tốt khả năng lắng và phù hợp với lưu lượng, tính chất nước thải. Sau khi tách riêng phần bông cặn ra khỏi dòng nước thì nước thải sau xử lý được thu bằng các máng răng cưa dọc theo bể. Các bông cặn được lắng dưới đáy bể và định kỳ bơm về bể chứa bùn.
Nước thải được thu tại máng răng cưa sau đó dẫn về bể trung gian. Tại bể trung gian có gắn thiết bị đầu dò mực nước để điều khiển bơm trục ngang cao áp bơm qua bể lọc áp lực để loại bỏ toàn bộ cặn lơ lửng trong dòng nước thải.
Hình ảnh công trình xử lý nước thải phòng thí nghiệm
Quy trình xử lý bùn trong quá trình xử lý nước thải phòng thí nghiệm
Bùn thải được định kỳ bơm từ bể lắng bơm về bể chứa bùn. Tại bể chứa bùn thì nước thải còn lẫn trong bùn được tách ra khỏi bùn dẫn về bể điều hòa.
Bùn thải định kỳ được ép bằng hệ thống máy ép bùn. Do tích chất và lưu lượng nước thải không cho phép nên không thể đầu tư hệ thống máy ép bùn tiên tiến. Quá trình xử lý bùn thải trong hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm được áp dụng theo thiết bị ép bùn cải tiến của công ty.
Lượng bùn cặn thấp nên quá trình xử lý bùn sau thời gian 1 tới 2 tuần. Bùn được bơm nên thùng hòa trộn, bùn thải được hòa trộn với polimer cation để đông tụ các bông bùn và tách chúng khỏi nước.
Sau khi các bông bùn được đông tụ thì được dẫn tới khung ép bùn, sử dụng quá trình lắng trọng lực để tách nước ra khỏi bùn. Công nhân vận hành sẽ xúc bùn vào bao đem đi phơi và được lưu lại sau đó sẽ được chở đi xử lý tại các nhà máy xử lý bùn.
Quá trình vận hành trạm xử lý được tự động hóa bằng các thiết bị đầu dò mực nước. Do hóa quá trình xử lý là quá trình xử lý hóa lý nên cần có công nhân pha hóa chất và định kỳ xử lý bùn thải sau 1 tới 2 tuần.
Công ty Hùng Thái sẽ chuyển giao công nghệ và quy trình vận hành cho công ty và cung cấp hóa chất và bảo trì định kỳ hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm 1 tháng 1 lần trong vòng 12 tháng hoặc sẽ cử nhân viên xuống nhà máy để định kỳ vận hành hệ thống 1 – 2 tuần/lần(*).