Tại sao phải xử lý nước thải chăn nuôi lợn?
Việc chăn nuôi lợn đã và đang là xu thế của nền nông nghiệp nước nhà nên khi một trang trại chăn nuôi lợn được xây dựng lên, tùy theo quy mô nó sẽ xả ra môi trường một lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường xung quanh nếu không có hướng xử lý nước thải chăn nuôi lợn này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người và các động thực vật khác làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đặc biệt là các loại virut gây bệnh như lở mòm long móng, dịch tai xanh…
Vì vậy, việc xử lý nước thải chăn nuôi lợn nhằm giảm nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải đến một nồng độ cho phép có thể xả vào nguồn tiếp nhận.
Công ty tư vấn môi trường Hùng Thái đã nghiên cứu và áp dụng khá nhiều phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi lợn với công nghệ hiện đại, tiết kiệm chi phí đem lại hiệu quả xử lý cao nhất. Với đội ngũ kỹ sư và các chuyên viên hoạt động nhiều năm trong ngành xử lý nước thải chúng tôi tự tin sẽ mang đến quý khách hàng những hướng giải quyết tốt nhất phù hợp với từng điều kiện.
Những vấn đề cần quan tâm trong việc xử lý nước thải chăn nuôi lợn
• Nước thải trong chăn nuôi lợn bao gồm nước tắm rửa, vệ sinh chuồng trại gia súc, máng ăn, máng uống…
• Hàm lượng chất hữu cơ chiếm khoảng 70 – 80 %, bao gồm: Protein, lipid, hydrocacbon và các dẫn xuất như cellulose, acid amin
• Hàm lượng các chất vô cơ chiếm từ 20 – 30%, bao gồm: đất, cát, bụi muối phosphate, muối nitrat, ion Cl–, SO4 2-, PO4 3-…
• Vi sinh, vi khuẩn điển hình: E.coli, Streptococcus sp, Salmonella sp, Shigenla sp, Proteus, Clostridium sp.
• Các loại virus có thể tìm thấy trong nước thải như: corona virus, poio virus, aphtovirurrus…
Các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi lợn
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi lợn là rất cần thiết để bảo vệ môi trường
Xử lý nước thải chăn nuôi lợn bằng phương pháp xử lý cơ học
Mục đích là tách chất rắn, cặn, phân ra khỏi hỗn hợp nước thải bằng cách thu gom, phân riêng. Có thể dùng song chắn rác, bể lắng sơ bộ để loại bỏ cặn thô, dễ lắng tạo điều kiện thuận lợi và giảm khối tích của các công trình xử lý nước thải chăn nuôi lợn.
Hàm lượng cặn lơ lửng trong nước thải chăn nuôi khá lớn và dễ lắng nên có thể lắng sơ bộ trước rồi đưa sang các công trình xử lý nước thải chăn nuôi lợn phía sau .
Sau khi tách, nước thải được đưa sang các công trình phía sau, còn phần chất rắn được đem đi ủ để làm phân bón.
Phương pháp xử lý hóa lý trong việc xử lý nước thải chăn nuôi lợn
Nước thải chăn nuôi còn chứa nhiều chất hữu cơ, chất vô cơ dạng hạt có kích thước nhỏ, khó lắng, khó có thể tách ra bằng các phương pháp cơ học thông thường vì tốn nhiều thời gian và hiệu quả không cao. Ta có thể áp dụng phương pháp keo tụ để loại bỏ chúng.
Các chất keo tụ thường sử dụng là phèn nhôm, phèn sắt, phèn bùn,… kết hợp với polymer trợ keo tụ để tăng quá trình keo tụ.
Phương pháp này loại bỏ được hầu hết các chất bẩn có trong việc xử lý nước thải chăn nuôi. Tuy nhiên chi phí xử lý cao. Áp dụng phương pháp này để xử lý nước thải này là không hiệu quả về mặt kinh tế.
Ngoài ra, tuyển nổi cũng là một phương pháp để tách các hạt có khả năng lắng kém nhưng có thể kết dính vào các bọt khí nổi lên. Tuy nhiên chi phí đầu tư, vận hành cho phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi lợn này cao, cũng không hiệu quả về mặt kinh tế đối với các trại chăn nuôi.
Phương pháp xử lý sinh học
Phương pháp này dựa trên sự hoạt động của các vi sinh vật có khả năng phân hủy các chất hữu cơ. Các vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng.
Tùy tlợn nhóm vi khuẩn sử dụng là hiếu khí hay kỵ khí mà người ta thiết kế các công trình khác nhau. Và tùy tlợn khả năng về tài chính, diện tích đất mà người ta có thể dùng hồ sinh học hoặc xây dựng các bể nhân tạo để xử lý nước thải chăn nuôi lợn.
Xử lý nước thải chăn nuôi lợn bằng phương pháp xử hiếu khí
Sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện có oxy. Quá trình xử lý nước thải chăn nuôi lợn bằng phương pháp hiếu khí gồm 3 giai đoạn :
Oxy hóa các chất hữu cơ –> Tổng hợp tế bào mới –>Phân hủy nội bào
Phương pháp xử lý kỵ khí
Sử dụng vi sinh vật kỵ khí, hoạt động trong điều kiện yếm khí không hoặc có lượng O2 hòa tan trong môi trường rất thấp, để phân hủy các chất hữu cơ.
Bốn giai đoạn xảy ra đồng thời trong quá trình phân hủy kỵ khí
• Thủy phân : dưới tác dụng của enzyme do vi khuẩn tiết ra, các phức chất và các chất không tan (như polysaccharide, protein, lipid) chuyển hóa thành các phức chất đơn giản hơn hoặc chất hòa tan (như đường, các acid amin, acid béo).
• Acid hóa : vi khuẩn lên men chuyển hóa các chất hòa tan thành chất đơn giản như acid béo dễ bay hơi, rượu, acid lactic, methanol, CO2, H2,NH3, H2S và sinh khối mới.
• Acetic hóa : Vi khuẩn acetic chuyển hóa các sản phẩm của giai đoạn acid hóa thành acetat, H2, CO2 và sinh khối mới.
• Methane hóa : Đây là giai đoạn cuối của quá trình phân hủy kỵ khí. Acid acetic, H2, CO2, acid formic và methanol chuyển hóa thành methane, CO2 và sinh khối mới.