Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Khí Thải Bằng Phương Pháp Hấp Phụ
Đặc điểm than hoạt tính trong quá trình xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ
Kể từ Thế chiến thứ I trở đi, than hoạt tính được dùng rộng rãi trong nhiều bộ lọc không khí, từ loại nhỏ lọc vài chục lít/phút đến loại lớn, lọc được vài trăm m3/giờ. Các bộ lọc nhỏ hơn được dùng trong mặt nạ bảo hộ phòng khí độc và hơi độc, trong khi những loại cực lớn lại được dùng để lọc không khí cho các nhà máy, cơ quan, cơ sở quân sự hoặc khử các chất khí bẩn và hơi độc sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp cho đến nay nó được sử dụng trong quá trình xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ rất hiệu quả.
Hình ảnh công trình xử lý khí thải bằng phương pháp hấp phụ
Than hoạt tính có thể được sản xuất từ gỗ, than bùn, than đá, vỏ lạc, than non và polyme v.v… Hầu hết vật hữu cơ chuyển thành than hoạt tính nhờ quá trình nung nóng trong luồng hơi nước hoặc CO2 ở nhiệt độ cao. Cấu trúc lỗ xốp bên trong được phát triển nhờ giai đoạn oxy hóa có khống chế, nhờ đó có thể tạo ra loại cacbon có tính chất riêng.
Than hoạt tính trong quá trình xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ có thể được sản xuất bằng cách dùng hóa chất vô cơ, như kẽm clorua hoặc axit photphoric để xúc tiến quá trình nhiệt phân của cacbonhyđrat, nhờ đó quá trình cacbon hóa có thể xảy ra ở nhiệt độ thấp hơn. Muối vô cơ được rửa sạch khỏi sản phẩm và sẽ tạo ra loại than hoạt tính có cấu trúc vi xốp thích hợp để hấp phụ các phân tử lớn.
Than hoạt tính trong quá trình xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ chủ yếu là những vi tinh thể graphit sắp xếp hỗn độn một cách tự nhiên với diện tích bề mặt có thể lên tới hơn 700m2/g.
Bề mặt của than hoạt tính không phân cực, làm cho vật liệu này ưa nước và ưa chất hữu cơ mặc dù sự oxy hóa trên bề mặt có thể làm nó có tính phân cực đôi chút. Sự kết hợp giữa diện tích bề mặt lớn với tính không phân cực làm than có hoạt tính hấp phụ mạnh.
Để lọc không khí, than hoạt tính được sử dụng dưới dạng hạt chứ không phải dạng bột nhằm giảm tới mức tối thiểu sự tụt áp ở bộ lọc. Vì động học quá trình xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ phụ thuộc vào kích cỡ hạt nên cần thiết phải điều chỉnh để có sự cân bằng giữa tỷ lệ hấp phụ tối đa và sự tụt áp tối thiểu, cỡ hạt than hay dùng là 1 – 2mm.
Khi sử dụng than hoạt tính, điều quan trọng trước hết là phải phân biệt tính chất của chất khí và hơi. Trên thực tế hơi của các hợp chất hữu cơ có độ sôi dưới 65oC chỉ được bộ lọc than hoạt tính hấp phụ yếu, trong khi đó lại dễ bị không khí sạch giải hấp.
Cơ chế lọc của than hoạt tính trong quá trình xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ đối với hơi của các hợp chất hữu cơ có độ sôi thấp cũng giống như đối với các chất khí.
Thông thường hơi than được than hoạt tính hấp phụ theo cơ chế hấp phụ vật lý. Tuy nhiên hấp phụ hóa học và hiện tượng ngưng tụ mao dẫn cũng đóng góp một phần trong đó. Than hoạt tính hấp phụ (theo cơ chế vật lý ) các chất khí khá kém nên người ta phải hỗ trợ phương pháp hóa học bằng cách tẩm hóa chất vào than hoạt tính để giữ hoặc phân hủy khí độc.
Nói đến đây chắc bạn cũng hiểu được tính ưu việt của than hoạt tính. Vì vậy quá trình xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ than hoạt tính là 1 phương pháp mang tính hiệu quả rất cao.