Vì sao phải xử lý nước thải thuộc da?
Ngành công nghiệp thuộc da cũng góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội, tạo việc làm, ngoài ra, ngành công nghiệp thuộc da cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác, góp phần tăng nguồn ngân sách của nhà nước.
Bên cạnh sự phát triển kinh tế, gia tăng sản lượng, các vấn đề môi trường, chất thải công nghiệp cũng là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý và nhà sản xuất, ngành thuộc da đã tạo ra các chất thải trong quá trình hoạt động sản xuất. Các thành phần và tính chất nước thải thuộc da rất độc hại, tác động đến môi trường xung quanh, ảnh hưởng đền môi trường đất, nước và không khí. Vì vậy xử lý nước thải thuộc da là việc làm vô cùng cần thiết.
Hình ảnh công trình xử lý nước thải thuộc da
Xử lý nước thải thuộc da cần phải xử lý những thành phần nào?
Đặc điểm của ngành thuộc da, có nhiều nguồn thải trong tất cả công đoạn của quá trình thuộc da là đều sử dụng nước. Định mức nước tiêu thụ cho 1 tấn da nguyên liệu là 30-70m3. Lượng nước thải cũng xấp xỉ mức tiêu thụ. Trong nước thải chứa đủ thành phần hóa chất sử dụng ở mỗi công đoạn và những chất tách ra từ da. Trong nước thải ngoài các hóa chất dùng cho thuộc da còn có các chất lơ lửng, chất rắn tổng cộng, dầu mỡ, BOD, COD,…rất cao.
Các chất ô nhiễm tách ra từ da: hợp chất chứa N (protein, peptit,…) chất béo, axit bé, lông vụn, da vụn,…
Nước thải thuộc da thường có màu, mùi khó chịu, hàm lượng SS, TS, BOD, COD,.. cao. Nước thải mang tính kiềm ở công đoạn dầu (ngâm nước, ngâm vôi khử lông), mang tính axit ở công đoạn làm xốp, thuộc da.
Các công đoạn phát sinh nước thải thuộc da.
Trong quá trình sản xuất thuộc da cần phải sử dụng một lượng nước lớn từ 80-100m3/tấn da. Nước được sử dụng trực tiếp vào các công đoạn ngâm vôi, rửa hồi tươi hòa tan các hóa chất. Lượng nước thải xấp xỉ bằng lượng nước cấp, mang theo nhiều chất hữu cơ, kim loại,…
Trong công đoạn bảo quản, muối ăn NaCl được sử dụng để ướp da sống. Khi thời tiết nóng ẩm có thể sử dụng muối Na2SiF6 để khử trùng. Nước thải của công đoạn này là nước rửa chứa muối và các tạp chất của da.
Công đoạn rửa vôi làm mền da sử dụng lượng lớn nước và các hóa chất (NH4)2SO4,NH4CL để tách lượng vôi còn lại và dùng men vi sinh làm mền da, nước thải công đoạn này mang tính kiềm có chứa chất hữu cơ như protein, hàm lượng amon, amoiac.
Trong công đoạn làm xốp, các hóa chất sử dụng là axit, axetic, …các axit này chấm dứt hoạt động của các enzym, môi trường pH 2,- 3,5 tạo môi trường thích hợp cho các hóa chất thuộc khuếch tán vào da, liên kết các collegen, nước thải có SS, Crom, tính axit, nếu thuộc Tamnin BOD¬5 cao nước màu đen.
Công đoạn ép: nước nhuộm trung hòa, ăn dầu, hoàn thiện nước thải chứa Cr, thuốc nhuộm, kim loại, dầu.
Nhìn chung nước thải thuộc da là nguồn ô nhiệm nặng, mang tính độc, gây nhiều tác động đến môi trường, nếu không được xử lý triệt để trước khi xả ra môi trường. Vì thế cần có công nghệ xử lý tốt nhất để đạt hiệu quả cao nhất, đạt theo tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT.
Sau đây là quy trình xử lý nước thải thuộc da, mà công ty đưa ra để quý công ty, xí nghiệp, cơ sở thuộc da tham khảo. với quy trình này, chúng tôi đảm bảo nước thải đầu ra đạt theo tiêu chuẩn quy định trong QCVN 40:2011/BTNMT.
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải ngành thuộc da
Thuyết minh quy trình xử lý nước thải thuộc da.
Xử lý sơ bộ: Đối với dòng nước thải nếu có Cr6+. Nước thải được bơm để phối trộn phản ứng để khử Cr6+ về Cr3+ sau đó đưa đến cụm xử lý chung.
Nước thải theo hệ thống thoát nước,qua song chắn rác, song chắn rác có tác dụng loại bỏ các cặn bẩn, các tạp chất thô có kích thước lớm. Nước thải được bơm qua bể tuyển nổi để loại bỏ hoàn toàn rác,dầu mỡ có trong nước thải rồi chảy qua bể điều hòa, để điều hòa lưu lượng, nồng độ. Vì nước thải có nồng độ Axit và bazo cao. Nước thải trong bể điều hòa được sục khí nhằm ổn định lưu lượng, nồng độ.
Nước thải tiếp tục được bơm qua bể lắng. Tại đây bùn được lắng xuống bởi trọng lực, phần nước trong sẽ chảy qua bể sinh học kỵ khí
Do lượng BOD,COD quá lớn, nên ta cần xử lý kỵ khí nước thải thuộc da nhằm giảm lượng BOD, COD xuống phù hợp nhất, đủ điều kiện cho phép.
Nước thải tiếp tục được xử lý bằng phương pháp sinh học hiếu khí: phương pháp sinh học hiếu khí sử dụng nhóm vi sinh hiếu khí, hoạt động trong điều kiện có oxy vì thế cần cung cấp khí liên tục tại bể này.
Sau khi xử lý sinh học hiếu khí, nước thải tiếp tục chảy qua bể lắng đợt 2 để loại bỏ bùn hoạt tính. Sau cùng nước thải được đưa qua bể khử trùng, châm định lượng bằng hóa chất NAOCl 10% để loại bỏ vi khuẩn trong nước, rồi xả ra nguồn tiếp nhận, đạt theo QCVN 40:2011/BTNMT.
Lượng bùn hoạt tính từ bể lắng 2 được tuần hoàn về bể sinh học hiếu khí để duy trì mật độ của vi sinh. Bùn dư được dẫn về bể chứa bùn.